Chat hỗ trợ
Chat ngay

Giải Phẩu Ruột Già

Ruột già hay đại tràng là cơ quan đảm nhận chức năng quan trọng đối với việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ các dưỡng chất. Vậy cấu tạo giải phẫu đại tràng như thế nào? Đại tràng có những chức năng gì? Có những bệnh nào thường gặp xảy ra ở ruột già? Đây đều là những vấn đề mà bạn nên tìm hiểu để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

1. Cấu tạo giải phẫu đại tràng gồm những gì? 

Ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hoá, dài khoảng 1,5 - 2m. Phần ở trên nối với hồi tràng của ruột non, đầu dưới nối với hậu môn để tống phân ra ngoài. 

Giải phẫu đại tràng 

Cấu tạo giải phẫu đại tràng về cơ bản được chia thành các lớp: 

  • Niêm mạc là lớp ở trong cùng của ruột già, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nó có nhiều nếp gấp và tuyến tiết) để tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng. Lớp niêm mạc chứa cả các tế bào biểu bì và các tế bào tiết enzym.
  • Lớp dưới niêm mạc chứa các mạch máu và dây thần kinh. 
  • Lớp cơ này chứa các tế bào cơ giúp thực hiện các hoạt động chuyển động của ruột gồm lớp cơ vòng và lớp cơ dọc. Lớp cơ vòng là loại cơ không tự chủ, luôn luôn ở trạng thái co thắt. 
  • Lớp thanh mạc và dưới thanh mạc nằm ở ngoài cùng, bao bọc lấy ruột già, giữ nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cấu trúc bên trong, tiết dịch hạn chế ma sát khi đại tràng co bóp. Đây còn là lớp kết nối ruột già với các cấu trúc xung quanh trong cơ thể.

Vị trí đại tràng trong hệ tiêu hoá

Vị trí đại tràng trong hệ tiêu hoá

Ruột già được chia thành những phần nào? 

Về cấu trúc, đại tràng được chia thành 3 phần chính như sau: 

  • Manh tràng là giao với ruột non thông qua van hồi manh tràng, van này có tác dụng giúp những chất ở ruột già không di chuyển ngược trở lại ruột non. Manh tràng có chiều dài khoảng 6 - 7 cm. Phần đầu được bịt kín bởi một đoạn hình giun gọi là ruột thừa, chiều dài trung bình khoảng 9cm.
  • Kết tràng là phần chính của ruột già có hình chữ U ngược, được chia thành 4 đoạn gồm: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma. 
  • Trực tràng có phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, phần dưới hẹp là ống hậu môn, chiều dài 15 - 20 cm. 

Ngoài các phần theo cấu tạo về giải phẫu đại tràng ở trên thì bên trong ruột già còn có sự hiện diện của hệ vi khuẩn góp phần trong việc tiêu hóa thức ăn. Dịch nhầy ruột già không chứa enzyme mà chủ yếu là chất nhầy làm nhiệm vụ bôi trơn và bảo vệ bề mặt niêm mạc đại tràng. 

Cấu trúc phần trực tràng của ruột già

Cấu trúc phần trực tràng của ruột già

2. Chức năng và một số bệnh thường gặp ở đại tràng

Với cấu trúc giải phẫu đại tràng đặc biệt, cơ quan này đảm nhận chức năng mà không bộ phận nào có thể thay thế. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận dễ phát sinh bệnh lý hay vấn đề viêm nhiễm nhất trong hệ tiêu hoá. 

Các chức năng của đại tràng

Trong cơ thể, ruột già đảm nhận những chức năng sau: 

  • Ruột già là nơi chính để hấp thụ chất dinh dưỡng sau khi đã tiêu hoá một phần ở ruột non. Lớp niêm mạc của ruột già có nhiều nếp gấp và các cấu trúc tăng diện tích để tăng khả năng hấp thụ. 
  • Trong ruột già có rất nhiều loại vi khuẩn như bifidobacteria, lactobacilli, streptococci, coliforms… làm nhiệm vụ tổng hợp một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B, B1, B6, K, axit folic,… bảo vệ đường tiêu hoá và vô hiệu hoá một số chất độc hại cũng như góp phần vào hoạt động miễn dịch của cơ thể. 
  • Ruột già tiết ra các dịch như dịch tiêu hóa và dịch nhầy để hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ lại các chất. Các dịch này có tác dụng làm ẩm thức ăn, giúp việc di chuyển thức ăn trong ruột dễ dàng hơn và hỗ trợ quá trình tiếp tục tiêu hóa.
  • Thức ăn và xác vi khuẩn trong ruột già bị phân huỷ tạo thành phân. Các phần phía trên ruột già sẽ co bóp để đẩy phân xuống trực tràng. Khi trực tràng căng sẽ co bóp gây tác động làm mở cơ thắt trong, tạo kích thích cho cơ thể muốn đi đại tiện. Nếu chưa đủ điều kiện để đại tiện, phân được đẩy ngược lên trên trực tràng, trừ trường hợp phân quá lỏng. 
  • Ruột già còn là nơi bài tiết các chất cặn bã, tồn dư và thuốc ra khỏi cơ thể. 

Hệ vi khuẩn ruột già có thể làm vô hiệu quả một số chất độc hại

Hệ vi khuẩn ruột già có thể làm vô hiệu quả một số chất độc hại