1. Chức năng của phổi là gì?
Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp, là nơi trao đổi không khí giữa cơ thể và môi trường. Phổi được bao bọc trong 1 thanh mạc bao gồm 2 lá. Tính chất phổi là đàn hồi, xốp và mềm. Mỗi người có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Lá phổi bên phải thường lớn hơn lá phổi trái. Dung tích mỗi phổi khoảng 5000ml khi hít vào gắng sức.
Chức năng của phổi là trao đổi giữa không khí và máu. Đây là quá trình được thực hiện trên toàn bề mặt trong của phế quản. Để loại bỏ những vật thể lạ ra ngoài, niêm mạc bao phủ phế nang luôn rung động. Các tế bào phổi đóng vai trò duy trì sự sống tế bào biểu mô và nội mô. Tế bào phổi tạo hàng rào ngăn chặn các phân tử và nước đi qua vào mô kẽ. Đồng thời, các tế bào phổi cũng tham gia vào quá trình vận chuyển và tổng hợp nhiều chất trong cơ thể.
2. Phôi thai học
Trước khi tìm hiểu về giải phẫu phổi, mỗi người nên nắm được sự hình thành của phổi từ giai đoạn phôi thai:
Mầm của các cơ quan hô hấp là 1 rãnh dài, xuất hiện vào tuần thứ 4 của phôi thai. Ống mầm được bao bọc bởi tổ chức nội bì (tổ chức này về sau phát triển thành lớp biểu mô của cơ quan hô hấp). Phần đầu ống mầm phát triển thành thanh quản, khí quản. Từ đuôi của ống mầm, ở 2 thành bên mọc ra 2 nụ phổi phải và trái. Ban đầu, 2 nụ phổi phát triển cân đối và đối xứng nhưng từ tuần thứ 6 - 7, các phổi bắt đầu được phân chia thành các thùy phổi. Phổi phải được chia thành 3 thùy, phổi trái được chia thành 2 thùy.
Từ tuần thứ 6 của bào thai, sự phát triển các thành phần của cuống phổi hoàn thành. Đường dẫn khí gồm các phế quản tận đã được hình thành. Khi phổi phát triển sẽ lồi ra 2 bên vào khoang lồng ngực để về sau hình thành khoang màng phổi.
Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, cung động mạch chủ thứ 6 bên trái sẽ tạo thành động mạch phổi trái và phải. Mỗi động mạch phổi có sự liên quan mật thiết với các phế quản gốc, phát triển thành các nhánh đi kèm với phế quản tương ứng. Các cặp động mạch và phế quản này đi vào các thùy phổi, phân nhánh vào các phân thùy, phát triển vào tổ chức nhu mô phổi. Khi phổi phát triển, các cặp động mạch và phế quản nằm ở vị trí trung tâm mỗi tùy, phân nhỏ thành các nhánh.
Các tĩnh mạch phổi chính được phát triển từ mầm tâm nhĩ. Các tĩnh mạch trong phổi được tạo ra từ lớp tổ chức trung mô. Các tĩnh mạch trong phổi sẽ nhận các nhánh màng phổi và mạng lưới mạch máu phát triển từ đỉnh cây phế quản. Khi đi ra ngoại vi, các tĩnh mạch trong phổi tạo thành các tĩnh mạch gian thùy, chạy trong lớp tổ chức liên kết giữa các thùy phổi. Các tĩnh mạch trong thùy phổi hợp nhất, tạo thành tĩnh mạch phân thùy. Các tĩnh mạch phân thùy hợp nhất để tạo thành tĩnh mạch lớn, tĩnh mạch phổi gần rốn phổi. Các tĩnh mạch này tiếp tục hợp nhất, tạo thành tĩnh mạch phổi trên và dưới.
3. Giải phẫu phổi
Trong giải phẫu tim phổi, phổi gồm hình thể ngoài và hình thể trong.
3.1 Hình thể ngoài
Phổi có dạng 1 nửa hình nón, treo trong khoang màng phổi bởi dây chằng phổi và cuống phổi. Phổi có 3 mặt, 1 đỉnh, 2 bờ. Mặt ngoài lồi, áp vào thành ngực; mặt trong là giới hạn 2 bên của trung thất; mặt dưới (đáy phổi) áp vào cơ hoành.
Cấu tạo hình thể ngoài của phổi gồm:
3.2 Hình thể trong
Trong giải phẫu phổi, phổi được cấu tạo bởi các thành phần đi qua rốn phổi, phân chia nhỏ dần trong phổi. Đó là: Cây phế quản, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch phế quản, tĩnh mạch phế quản, bạch mạch, các mô liên kết và các sợi thần kinh.
Đặc điểm hình thể trong của phổi như sau:
Hình thể trong của giải phẫu phổi
4. Giải phẫu màng phổi
Bên cạnh giải phẫu phổi, giải phẫu màng phổi cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Màng phổi là 1 thanh mạch gồm 2 lá: Màng phổi tạng và màng phổi thành. Nằm giữa 2 lá là ổ màng phổi. Đặc điểm cụ thể như sau:
Mạch máu và thần kinh của màng phổi: